Bài viết

3 thảo dược hỗ trợ giải độc, làm mát gan
24/10/2018

3 thảo dược hỗ trợ giải độc, làm mát gan

Viết bởi Hoàng Mai / 0 bình luận

Cà gai leo, mật nhân, diệp hạ châu có tác dụng hỗ trợ thải độc tố gan, thận từ xa xưa.

Báo Vnexpress đăng ngày 31/8/2017 

Hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan B

Cà gai leo

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum Hainanense hoặc Solanum Procumbens. Đông y cho rằng, cà gai leo vị hơi the, tính ấm, hơi có độc. Chúng có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương; tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho; giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn; hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.

Bộ phận dùng làm thuốc gồm thân và rễ. Thành phần hóa học chính là saponin steroid, các alcaloid solasodin, solasodinon. Ngoài ra còn có diosgenin và các flavonoid. 

Theo đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai cho thấy, hoạt chất trong cây có tác dụng ức chế quá trình sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Đặc biệt là dịch chiết toàn phần chứa nhiều glycoalcaloid có tác dụng chống oxy hóa, ức chế mạnh sự phát triển của xơ gan.

Hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B tốt nhất khi kết hợp với cây mật nhân. Chúng làm âm tính HBsAg và giảm nồng độ virus trong máu bằng cách kích thích miễn dịch nội sinh của cơ thể (sản sinh các cytokin  loại bỏ virus).

Mật nhân kết hợp với cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan.

Cây Mật nhân

Cây mật nhân (còn gọi là bá bệnh, mật nhơn, mật gấu) có tên khoa học Eurycoma Longifolia. Thành phần hóa học gồm quasinoide, triterpenoid, alcaloid, eurycomalacton (chất đắng ). Vỏ rễ từ lâu được dùng để bào chế các loại biệt dược tăng cường sinh lực cho nam giới, chữa đau lưng, thấp khớp...

Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy kinh can và thận. Chúng bổ dưỡng cho người khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ), phòng ngừa cảm mạo. Ngoài ra, còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ đau bụng lúc hành kinh), ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông).

Bộ phận thường dùng để chữa bệnh gồm rễ, vỏ thân. Lá thường dùng nấu nước tắm trị ghẻ, chốc. Rễ chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu để mát gan, tiêu độc... Đặc biệt, mật nhân kết hợp với cà gai leo có tác dụng bảo vệ và chống xơ gan.

Cây Diệp hạ châu

Cây còn tên gọi khác như chó đẻ răng cưa, kiềm đắng, rút đất trân châu thảo, lão nha châu, diệp hòe thái. Tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, cây thân cỏ sống nhiều năm gốc sẽ hóa gỗ. Toàn cây đều chứa thành phần hóa học phyllathin, hypophyllathin dùng để chữa bệnh. Diệp hạ châu

Diệp hạ châu đắng đã sử dụng hơn 2.000 năm nay. Thuốc vị đắng hơi ngọt, tính mát, quy kinh vào can, đởm, nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Công dụng chính là thanh can lương huyết (mát gan, mát máu), giải độc. Trong dân gian, diệp hạ châu đắng được sử dụng để điều trị viêm gan vàng da, rối loạn tiêu hóa.

Chất đắng (phyllathin, hypophyllanthin) có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là khả năng giải độc, khôi phục chức năng gan, tốt cho trường hợp suy giảm chức năng gan do sử dụng nhiều bia rượu. Các chất này làm gia tăng lượng glutathione - chất bảo vệ gan thường thiếu trầm trọng ở người lạm dụng đồ uống có cồn. Năm 1995, các nhà khoa học Brazil cũng phát hiện tác dụng giảm đau của loài cây này, nhờ chứa acid gallic.

Việt Nam có số ca nhiễm viêm gan siêu vi B và C ở mức cao trên thế giới. Ước tính có 7,8 triệu trường hợp viêm gan B mạn tính, gần một triệu người có virus viêm gan C. Tỷ lệ viêm gan siêu vi trong dân số khoảng 10-20% và ung thư gan đứng hàng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp. Sử dụng cà gai leo, mật nhân, diệp hạ châu hoặc sản phẩm nguồn gốc thảo dược là một trong những cách thải độc gan an toàn nên tham khảo.

Giải độc gan TaTra chứa cà gai leo, mật nhân, diệp hạ châu, hỗ trợ tăng cường chức năng gan trong các trường hợp men gan cao, viêm gan siêu vi, xơ gan, mẩn ngứa, nổi mề đay. Ngoài ra, bảo vệ tế bào gan do rượu bia, hóa chất độc hại.

Sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Ân-Tatra. Giấy phép quảng cáo số 33920/2016/ATTP-XNCB do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

An San

Link bài viết:

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/3-thao-duoc-ho-tro-giai-doc-lam-mat-gan-3634895.html

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: